THỰC PHẨM SẠCH LÀ CHƯA ĐỦ

Thực phẩm là nguồn cung cấp dinh dưỡng hàng ngày cho sự phát triển, duy trì sự sống của cơ thể, giúp cơ thể tái lập sức lao động.

Theo dân gian, thực phẩm sạch là thực phẩm không chứa chất bẩn, mầm bệnh, ôi thiêu gây hại cho sức khỏe.

Ngày nay, thực phẩm sạch được khái niệm là thực phẩm đạt tiêu chuẩn thực phẩm sạch đã đăng ký và được cấp giấy chứng nhận; Trong xã hội phát triển và hội nhập, nhu cầu thực phẩm sạch trong nước và xuất khẩu ngày càng cao, trước thực trạng cạnh tranh không lành mạnh, môi trường ô nhiễm, người ta đưa ra nhiều tiêu chuẩn đánh giá chứng nhận thực phẩm sạch nhằm ngăn chặn thực phẩm bẩn, không rõ nguồn gốc, đảm bảo sức khỏe và quyền lợi của người tiêu dùng, đồng thời thúc đẩy nhà sản xuất nâng cao chất lượng sản phẩm.

Tiêu chuẩn thực phẩm sạch là giấy chứng nhận được cấp cho người sản xuất, kinh doanh đã đảm bảo một số tiêu chí khi canh tác thực phẩm sạch; “sạch” từ quá trình nuôi trồng, chế biến, bảo quản, vận chuyển và phân phối đến tay người tiêu dùng.

Tiêu chuẩn thực phẩm sạch đã được áp dụng rộng rãi và khuyến khích áp dụng đối với mọi hộ sản xuất nhỏ lẻ ở nông thôn chưa đủ điều kiện đăng ký.

Thực phẩm sạch có nguồn gốc xuất sứ rõ ràng, sản phẩm được dán tem chứng nhận đạt tiêu chuẩn đăng ký, do thực phẩm sạch được tổ chức sản xuất có giám sát kiểm duyệt theo quy trình nhất định đã đăng ký nên tươi bền, hương thơm đậm đà và hàm lượng dinh dưỡng trên mỗi đơn vị cao hơn, chúng ta ủng hộ thực phẩm sạch, chọn mua đúng sản phẩm, tránh hàng kém chất lượng đăng ký, hàng nháy, hàng giả, đồng thời khuyến khích sản xuất nông hộ áp dụng tiêu chuẩn thực phẩm sạch.

Thực phẩm sạch được nhà sản xuất tổ chức xuất khẩu và phân phối đến chuỗi siêu thị, nhà hàng, chợ đầu mối các địa phương.

Thực phẩm sạch có giá thành thường cao hơn 30% thực phẩm thông thường không có đăng ký, tuy nhiên so với sản xuất truyền thống cùng chất lượng thì không cao bởi nhà sản xuất có nhiều lợi thế có thể tiết kiệm được chi phí nhờ quy mô sản xuất, logistics mang lại.

Một số tiêu chuẩn thực phẩm sạch phổ biến ở Việt Nam và toàn thế giới:

GlobalGAP

Tieu Chuan Globalgap

Tiêu chuẩn thực phẩm sạch GlobalGAP

GlobalGAP (Good Agricultural Practices) là bộ tiêu chuẩn tập hợp biện pháp kỹ thuật về thực hành nông nghiệp, được áp dụng trong quá trình sản xuất, thu hoạch và xử lý sau thu hoạch cho các sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản trên toàn cầu.

Tiêu chuẩn GlobalGap đưa ra một số tiêu chuẩn cụ thể cho các yếu tố sau:

  • Môi trường canh tác thực phẩm: đất, nước, dụng cụ,…
  • Thuốc, những loại hóa chất sử dụng trong quá trình canh tác.
  • Bao bì đựng sản phẩm.
  • Điều kiện và môi trường làm việc của người tham gia sản xuất sản phẩm nông nghiệp.

Mục đích của tiêu chuẩn GlobalGAP là an toàn thực phẩm, phúc lợi của người lao động và bảo vệ môi trường.

Áp dụng tiêu chuẩn thực phẩm sạch này giúp sản phẩm của doanh nghiệp dễ được nhà phân phối chấp nhận, thâm nhập vào các thị trường khó tính và dễ lưu hành trên toàn cầu.

VietGAP

Tieu Chuan Vietgap

Tiêu chuẩn thực phẩm sạch VietGAP

VietGAP (Vietnamese Good Agricultural Practices) là bộ Tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt tại Việt Nam, được Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn hoặc Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành cho từng loại sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản.

Tiêu chuẩn thực phẩm sạch Vietgap bao gồm 4 tiêu chí sau:

  • Kỹ thuật sản xuất phải đặt ra tiêu chuẩn khắt khe.
  • Trong quá trình thu hoạch đảm bảo không có hóa chất hoặc gây ô nhiễm.
  • Môi trường sản xuất không lạm dụng sức lao động.
  • Truy xuất nguồn gốc sản phẩm nhanh chóng và dễ dàng.

Áp dụng Vietgap đối với các sản phẩm này sẽ khiến người sản xuất, kinh doanh thay đổi thói quen và hành vi sản xuất, từ đó tạo ra thực phẩm sạch cho cộng đồng và bảo vệ môi trường sinh thái.

HACCP

Haccp

Tiêu chuẩn HACCP

HACCP ((Hazard Analysis Critical Control Point) là tiêu chí đảm bảo an toàn thực phẩm thông qua việc phân tích và kiểm soát những mối nguy hại về vật lý, hóa học, sinh học.

HACCP được áp dụng trong cả chuỗi thực phẩm, từ khâu đầu vào đến khâu tiêu thụ cuối cùng. Ngoài việc đảm bảo an toàn thực phẩm, HACCP còn mang lại nhiều lợi ích khác như:

  • Hỗ trợ cơ quan có thẩm quyền quản lý, kiểm tra sản phẩm.
  • Thúc đẩy giao thương quốc tế thông qua tăng sự tin tưởng về an toàn thực phẩm.

GAA BAP

Bap

Tiêu chuẩn GAA BAP

GAA BAP (Global Aquaculture Alliance Best Aquaculture Practices Standards) là tiêu chuẩn thực hành nuôi tốt nhất của Liên minh Nuôi trồng thủy sản toàn cầu.

Tiêu chuẩn này được áp dụng rộng rãi ở Châu Á, Châu Mỹ trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản.

Trại nuôi đạt tiêu chuẩn GAA BAP sẽ được biết đến là nhà sản xuất sử dụng những biện pháp an toàn thực phẩm trong chăn nuôi và quan tâm đến môi trường, lợi ích của người tiêu dùng. Đặc biệt, sản phẩm đạt tiêu chí này sẽ được xuất khẩu dễ dàng hơn và được các thị trường “khó tính” chào đón nồng nhiệt.

MSC

Msc

Tiêu chuẩn MSC

MSC (Marine Stewardship Council) là tiêu chuẩn khuyến khích các vùng khai thác thủy sản theo hướng bền vững và thực hiện nghề cá có trách nhiệm.

Tiêu chuẩn thực phẩm sạch MSC kết hợp với CoC (tiêu chuẩn về chuỗi hành trình thực phẩm) thành MSC – CoC bao gồm những yêu cầu đối với hệ thống kiểm soát bằng tài liệu, khả năng truy xuất nguồn gốc sản phẩm và lưu trữ hồ sơ.

Chứng nhận MSC như là giấy thông hành cho các thủy hải sản được khai thác từ tự nhiên khi tiếp cận những thị trường khó tính như Mỹ – Châu Âu.

Thực phẩm sạch là chưa đủ, Vì sao?

Về số lượng:

Thực phẩm sản xuất nhỏ lẻ truyền thống giữ vai trò là nguồn cung cấp thực phẩm chính yếu của địa phương nhưng chưa đăng ký hoặc không đủ điều kiện đăng ký tiêu chuẩn thực phẩm sạch; thực phẩm bẩn còn nhiều do thiếu trang bị kiến thức an toàn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học, do cạnh tranh không lành mạnh, việc kiểm soát chất lượng vệ sinh an toàn khi ra thị trường tiêu thụ gặp nhiều khó khăn khách quan. Người tiêu dùng chưa chú trọng tiêu chuẩn thực phẩm sạch, thói quen chuộng mua giá rẻ.

Thực phẩm sạch chiếm thị phần không cao trong thị trường nội địa, giá thành chưa cạnh tranh với sản xuất nhỏ lẻ truyền thống.

Tuyệt đại đa số người tiêu dùng hiện nay đều sử dụng thực phẩm đã qua chế biến là chính, thực phẩm sạch chỉ còn là nguyên liệu của rất rất nhiều sản phẩm chế biến theo tiêu chuẩn cơ sở, áp lực cạnh tranh về giá khuyến khích cơ sở sản xuất thực phẩm chế biến tìm nguồn thực phẩm giá rẻ, không yêu cầu phải lấy nguyên liệu là thực phẩm sạch với giá thành cao làm tăng giá thành sản phẩm dẫn đến giảm sức cạnh tranh về giá so sản phẩm cùng loại.

Về chất lượng:

Chất lượng có thể bị tráo sản phẩm chưa đạt tiêu chuẩn rẻ tiền hơn và tem chứng nhận có thể bị làm giả.

Thực phẩm sạch cho phép sử dụng giống biến đổi gen, phân bón hóa học.

Chất lượng thực phẩm an toàn cao hơn chất lượng thực phẩm sạch.

Sau khi mua về cần tiếp tục bảo quản, chế biến đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Tác giả: Bs Nguyễn Chí Thiện