THỰC PHẨM AN TOÀN VẪN CHƯA ĐỦ
Thực phẩm an toàn đề cập đến an toàn sức khỏe, đa phần quan niệm thực phẩm sạch bao trùm thực phẩm an toàn mà không có phân biệt, cho đến khi thực phẩm liên quan ngày càng nhiều đến sức khỏe và bệnh tật con người thì khái niệm thực phẩm an toàn ra đời, thực phẩm an toàn được khái niệm là thực phẩm đảm bảo tiêu chuẩn hữu cơ. Nên gọi thực phẩm an toàn để đề cập đến an toàn sức khỏe, còn gọi thực phẩm hưu cơ để đề cập đến tiêu chuẩn đăng ký.
Tiêu chuẩn hữu cơ bao gồm chất lượng đất trồng, nước tưới, phân bón, kiểm soát sâu bệnh, sản lượng và các quy tắc về phụ gia thực phẩm.
Để có được chứng nhận đạt tiêu chuẩn thực phẩm hữu cơ thì đất trồng phải là đất sạch, nước sạch (không chứa kim loại nặng và hóa chất tổng hợp như phân bón hóa học, thuốc diệt cỏ, thuốc bảo vệ thực vật, chất kích thích tăng trưởng, nếu nguồn nước bị ô nhiễm trang trại phải trang bị máy lọc nước), phân bón hữu cơ (được lấy từ phân bò thì bò phải được nuôi ăn thức ăn hữu cơ), kiểm soát sâu bệnh và sản lượng không dùng thuốc bảo vệ thực vật, không sử dụng chất kích thích tăng trưởng, chất bảo quản, không chứa chất phụ gia và thành phần biến đổi gen.
Có hai tiêu chuẩn hữu cơ phổ biến là tiêu chuẩn USDA Organic và tiêu chuẩn EU Organic Farming:
USDA Organic
Tiêu chuẩn USDA Organic
USDA Organic (United States Department of Agriculture) là chứng nhận hữu cơ do Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ ban hành vào năm 2005. Tiêu chuẩn thực phẩm sạch này yêu cầu thành phần hữu cơ có trong sản phẩm phải đạt 95% mới được sử dụng logo của USDA.
Tiêu chuẩn USDA Organic đảm bảo sản phẩm được sản xuất bằng những phương pháp thân thiện với môi trường và không dùng những hóa chất độc hại.
Tiêu chuẩn bao quát toàn bộ quy trình sản xuất sản phẩm từ khi ở nông trại đến khi tới tay người tiêu dùng, bao gồm những yếu tố sau:
- Chất lượng đất
- Nước
- Thuốc
- Quá trình kiểm soát sâu bệnh
- Quy tắc phụ gia thực phẩm,…
EU Organic Farming
Tiêu chuẩn EU Organic Farming
EU Organic Farming cũng giống với USDA Organic, là tiêu chuẩn hữu cơ nhưng được Ủy ban Liên Minh Châu Âu ban hành và có giá trị hơn 47 quốc gia.
Để nhận được chứng nhận này, nông trại, nhà sản xuất phải đáp ứng một số tiêu chí sau:
- Đất sạch
- Nước sạch
- Phân bón hữu cơ
- Không dùng thuốc bảo vệ thực vật, chất kích thích tăng trưởng, chất bảo quản, chất phụ gia,…
Thực phẩm sạch và thực phẩm an toàn có nguồn gốc xuất sứ rõ ràng, sản phẩm được dán tem chứng nhận đạt tiêu chuẩn đăng ký, được tổ chức sản xuất có giám sát kiểm duyệt theo quy trình nhất định đã đăng ký, người tiêu dùng có thể tìm mua thực phẩm an toàn bên cạnh thực phẩm sạch tại chuỗi siêu thị, nhà hàng, chợ đầu mối các địa phương, người tiêu dùng cần mua đúng sản phẩm có tem, tránh hàng kém chất lượng đăng ký, hàng nháy, hàng giả.
Thực phẩm an toàn có độ tươi bền, hương thơm đậm đà và hàm lượng dinh dưỡng trên mỗi đơn vị cao hơn thực phẩm sạch.
Giá thành thực phẩm an toàn có giá thành cao hơn 50% so với thực phẩm sạch, 70% so với thực phẩm thường không có đăng ký.
Thực phẩm an toàn vẫn chưa đủ, Vì sao?
Thực phẩm sản xuất nhỏ lẻ truyền thống giữ vai trò là nguồn cung cấp thực phẩm chính yếu của địa phương nhưng chưa đăng ký hoặc không đủ điều kiện đăng ký tiêu chuẩn thực phẩm sạch, thực phẩm hữu cơ; thực phẩm bẩn còn nhiều do thiếu trang bị kiến thức an toàn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học, do cạnh tranh không lành mạnh, việc kiểm soát chất lượng vệ sinh an toàn khi ra thị trường gặp nhiều khó khăn khách quan. Người tiêu dùng chưa chú trọng tiêu chuẩn thực phẩm sạch, thực phẩm an toàn, thói quen chuộng mua giá rẻ.
Chất lượng thực phẩm an toàn, thực phẩm sạch có thể bị tráo sản phẩm chưa đạt tiêu chuẩn rẻ tiền hơn và tem chứng nhận có thể bị làm giả.
Mức sống của số đông người tiêu dùng chưa đủ khả năng tiếp cận thực phẩm hữu cơ có giá thành cao, số người tiếp cận với thực phẩm hữu cơ còn ít, tập trung ở nhóm người giàu hoặc đang có vấn đề về sức khỏe cần sử dụng thực phẩm an toàn.
Tuyệt đại đa số người tiêu dùng hiện nay đều sử dụng thực phẩm đã qua chế biến là chính, thực phẩm sạch chỉ còn là nguyên liệu của rất rất nhiều sản phẩm chế biến theo tiêu chuẩn cơ sở, áp lực cạnh tranh về giá khuyến khích cơ sở sản xuất thực phẩm chế biến tìm nguồn thực phẩm giá rẻ, không lấy nguyên liệu là thực phẩm sạch, thực phẩm hữu cơ có giá thành cao làm tăng giá thành sản phẩm dẫn đến giảm sức cạnh tranh về giá so sản phẩm cùng loại.
Thực phẩm đã qua chế biến là tiện ích thời đại công nghiệp đang chiếm lĩnh thị trường tiêu dùng, nguồn gốc nội ngoại nhập, hương vị phong phú, mẫu mã đa dạng bắt mắt, giá cả cạnh tranh, khuyến mãi hấp dẫn, tuy có đăng ký kiểm duyệt đạt tiêu chuẩn chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, nhưng thực sự đáng quan ngại trước thực trạng cạnh tranh không lành mạnh và kiến thức tiêu dùng; như sợi mì làm ra từ những nguyên liệu có đạt tiêu chuẩn sạch không, gia vị trên kệ hàng siêu thị vào mâm cơm nồi canh mỗi ngày của các gia đình chứa bao nhiêu hóa chất mùi hương, màu sắc, mì chính, đường hóa học, chất điều vị, chất bảo quản mà 30 năm trước được xem là hàng giả vì làm từ hóa chất mua các chợ hóa chất.
Dù là thực phẩm đạt tiêu chuẩn sạch hay thực phẩm an toàn, sau khi mua về đều cần tiếp tục bảo quản, chế biến đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Môi trường không khí, đất và nước bề mặt ngày càng ô nhiễm, theo đó chất độc tích tụ dần theo thời gian vào cơ thể người gây mất cân bằng, rối loạn sinh lý phát sinh bệnh.
Thêm nữa là tình hình vệ sinh an toàn thực phẩm tại các nhà hàng, quán ăn, thức ăn đường phố dù được cơ quan chức năng tập huấn, kiểm tra, nhưng với người tiêu dùng thì sử dụng theo lòng tin vì món ăn từ nhiều nguồn thực phẩm, qua nhiều khâu chế biến chớ không chỉ có khâu nấu nướng sau cùng tại cơ sở trước khi ăn vào miệng, trong đó đáng lưu ý tiêu chuẩn thực phẩm sạch qua các khâu sản xuất, chế biến, kết quả điều tra ngộ độc thực phẩm cho thấy góp mặt đầy đủ các khâu từ thực phẩm nguyên liệu (rau bẩn, thịt bẩn), thực phẩm đã qua chế biến (pate gan, sữa, mắm ruốc).
Còn có thực phẩm dưỡng sinh; Thực phẩm dưỡng sinh không phải là tiêu chuẩn sản xuất, được nuôi trồng bên cạnh đảm bảo tiêu chuẩn hữu cơ an toàn còn thuận tự nhiên theo nguyên lý âm dương nên thời gian sinh trưởng dài, sản lượng không cao, do đó chỉ áp dụng nuôi trồng, khai thác một số thực phẩm thiết yếu, quy mô nhỏ, thường ở vùng cao, trên triền núi, dưới biển sâu, mang yếu tố địa phương vùng miền. Trước thực trạng môi trường và thực phẩm hiện nay, ai ai cũng cần trở về với thực phẩm dưỡng sinh.
Những người có vấn đề về sức khỏe, đang trị bệnh không chỉ cần dùng thực phẩm hưu cơ mà rất cần sử dụng thực phẩm dưỡng sinh, ăn uống thực dưỡng Ohsawa nhằm mục đích chính là thải độc, lấy lại quân bình tự nhiên của cơ thể, phục hồi miễn dịch tự nhiên, hỗ trợ cho điều trị. Thực dưỡng Ohsawwa là giải pháp sức khỏe toàn diện có từ trăm năm trước dựa trên nguyên lý âm dương có từ ngàn xưa của cha ông ta, nhưng là mới lạ chưa quen so với nhiều người trong thời đại bùng nổ thông tin, chưa được định hướng hoặc thiểm cận và không may cho rằng chỉ là cơm gạo lức muối mè hành xác .
Tác giả: Bs Nguyễn Chí Thiện